Mùa xuân, mùa của tình yêu, mùa của muôn hoa khoe sắc, mùa hát giao duyên của những đôi trai gái tươi trẻ đấy sức sống tại Sapa.
Lễ hội hát giao duyên truyền thống ở các cụm xã như Tả Phìn, Trung Chải,.. được tổ chức vào mùa xuân mỗi năm. Lễ hội là một hoạt động văn hóa, là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Tây Bắc. Người dân ở đây xem những câu hát là thứ để thể hiện lòng mình. Người ta hát khi buồn, hát khi vui, hát khi giận và khi yêu, rồi lấy vợ, gả chồng,…Nét văn hóa này đã quá thân thuộc với người dân ở đây, đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Sapa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nên đi sapa vào mùa nào ?
Đọc thêm: Sapa mùa lúa xanh – Khám phá Việt Nam
Lễ hội gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu với nghi lễ Tết nhảy của người Dao. Có 2 thầy được mời tới để chủ trì nghi lễ. Một người chuẩn bị vật dụng cần thiết cho buổi lễ như gà, hương, đồ lễ,.. người còn lại là người sẽ nhảy để mời thần linh về dự lễ.
Lễ Tết nhảy diễn ra trước bàn thờ tổ tiên với ý niệm cầu khấn tổ tiên phù hộ sang năm mới mọi người trong gia đình luôn khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật phát triển,…
Kết thúc lễ Tết nhảy, mở đầu phần hội sẽ là màn tái hiện lại lễ rước dâu của đồng bào người Dao. Sau đó thanh niên nam nữ sẽ hát giao duyên bằng những bài hát cổ của họ. Những câu hát như “ để nỗi nhớ cứ theo mây lang thang trên triền núi/ Cho lòng anh muốn… gửi tới em tiếng đàn này nói thay lời chung thủy…” nghe mà ấm áp mà chan chứa tình yêu ngọt ngào.
Họ vừa hát, vừa trao nhau ánh mắt đắm đuối, tay trong tay rồi si mê trong giai điệu tình ái ngọt ngào ấy. Đây cũng là dịp gặp gỡ của những người bạn lâu năm, lâu ngày mới gặp nhau. Ngoài ra họ cũng dùng tiếng khèn, tiếng sáo thể hiện thành ý. Lễ hội như một sợi dây vô hình, sợi dây này không biết đã se duyên được bao nhiêu đôi bạn đến với nhau, tìm hiểu và nên duyên vợ chồng.
>>> Cách tìm bạn tình kì lạ của người Xá Phó Sapa
Mùa xuân, bất kể ai lên vùng núi Tây Bắc đại ngàn, đến những bản làng với những lễ hội dân tộc khác nhau không thể không đắm chìm mê mẩn vào những điệu hát giao duyên ấp ủ tình yêu nồng cháy. Khách du lịch đến Sapa dù không hiểu ngôn ngữ cổ của người dân bản địa tuy nhiên vẫn không kìm lòng bởi tiếng khèn, tiếng sáo, giọng hát ngọt ngào, bay bổng hòa vào tiếng gió của đại ngàn, tiếng suối thác, tiếng chim rừng thánh thót,…
Du lịch Sapa thưởng thức đặc sản món nướng Sapa.
Không những thế, tham gia lễ hội, du khách có thể thưởng thức những món ăn nổi tiếng như xôi bảy màu, lợn cắp nách quay vàng, thưởng thức cùng những ly rượu ngô thơm nồng thật là tuyệt.
Tục hát giao duyên của người Dao Sapa Lào Cai đã xuất hiện và phát triển, trở thành văn hóa lâu đời, đi sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. Nếu đi Sapa vào mùa xuân, hãy đến để tìm hiểu và thưởng thức nét đẹp văn hóa phi vật thể này nhé!
>>>Bạn có thể đọc thêm một vài bài viết về Sapa
Tìm hiểu về bộ trang phục “rực rỡ như hoa rừng” của phụ nữ Xá Phó Sapa
Sapa và sự “lột xác” của một thị trấn núi