Đến Sapa, vài chục phút đi bộ ra khỏi thị trấn là những bản người H’Mông, xa hơn chút là những bản người Dao… nơi cuộc sống quanh những thửa ruộng bậc thang hấp dẫn khách du lịch. Tuy nhiên cuộc sống của họ gần như đã dần thay đổi từ khi Sapa nổi tiếng khắp cả nước.
Xem thêm: Nên đi sapa vào mùa nào ?
Sapa và những thay đổi “lột xác”
Sapa ngày nay đã lột xác hoàn toàn, không ai nhận ra được Sapa với những ngôi nhà xây bằng đá trắng trong một khu phố đông đúc kia. Những món ăn đặc sản của Sapa giờ đây đã là những món như cá hồi nuôi ở thác Bạc được chế biến thành lẩu, thành gỏi,…
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đến Sapa xem “Hội hoa chuối” độc đáo của dân tộc Xá Phó
Sẽ không ai nhận ra một Sapa với sức hút kì lạ trong tác phẩm của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nguyễn Thọ, ông là một người dân Sapa.
Sapa có khí hậu ôn hòa, đa dạng về nét văn hóa những phiên chợ vùng cao, những sắc màu đa dạng ở mỗi dân tộc khác nhau tại các bản làng,…
Giữa những năm 2000, Sapa lại càng thu hút khách du lịch khi được biết đến với những hành trình khám phá thú vị xuyên rừng, leo đỉnh fansipan, một thử thách để trải nghiệm, khám phá, thách thức sự chinh phục đặc biệt là các bạn trẻ.
Ấy thế, ngày nay người ta không còn thấy được hình ảnh giản dị ấy, thay vào một ngôi nhà ở cuối thị trấn còn thấy được dãy hoàng Liên Sơn thì nay khách sạn mọc lên san sát nhau lần lượt cái này cao hơn cái khác. Cả một dãy phố chỉ toàn khách sạn ở chính con đường mà trước đây người dân Sapa không dám ở vì đấy là nơi có một viên đá lớn lăn từ sườn núi Hàm Rồng xuống.
Đọc thêm:Tìm hiểu lễ hội “cúng nương” của đồng bào người Xá Phó
Khi con đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2014, cáp treo lên đỉnh Fansipan, một ngôi chùa giữa vườn quốc gia sắp hoàn thành, Sapa không còn hoang sơ như trước mà như một thị trấn đổi mới với những công trường xây dựng phủ khắp Sapa. Những dãy xe buýt đậu dài ở sân vận động huyện, đất lên giá, nhiều khách sạn mọc lên như nấm. Người dân ở đây, do giá đất thị trấn được các nhà thầu thi nhau nâng giá, họ đã bán những mảnh đất cuối cùng của mình rồi chuyển về Lào Cai sinh sống.
Vẫn may, không gian sinh sống của người Mông và người Dao quanh đấy cùng một số dân tộc như Giáy, Nhì, Xá Phó,…đang dần thay đổi nhưng vẫn còn những nét hấp dẫn với du khách.
>>>Tìm hiểu về bộ trang phục “rực rỡ như hoa rừng” của phụ nữ Xá Phó Sapa