Chốc lở là căn bệnh về da khá nguy hiểm và thường thấy ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Việc nhận biết triệu chứng và có những biện pháp chữa trị kịp thời là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Bài viết này xin giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về bệnh chốc lở ở trẻ em để bạn có những cách điều trị phù hợp.
Phân loại bệnh chốc lở ở trẻ em
Bệnh chốc lở thường xuất hiện tại các khu vực mặt, xung quanh hốc mũi, miệng, tay và chân,…Khi phân loại theo thể bệnh, chốc lở sẽ bao gồm 3 thể là: chốc lở dạng phong, chốc lở truyền nhiễm và chốc lở chốc lở thể mủ.
Chốc lở truyền nhiễm là dạng chốc lở thường gặp nhất. Bệnh bắt đầu xuất hiện từ các vết đỏ trên mặt quanh miệng và mũi. Các vết mụn này sẽ bị vỡ ra, chảy mủ và và có hiện tượng đóng vảy.
Chốc lở dạng phỏng chứa các nốt mụn và chứa dịch, không gây đau đớn. Khu vực da xung quanh nốt phỏng này có hiện tượng đỏ, ngứa nhưng không gây loét da. Khi các nốt phỏng vỡ ra gây nên đóng vảy màu vàng, thường sẽ lâu lành hơn các dạng chốc lở thông thường. Khu vực thường xuất hiện là cánh tay, cẳng chân,….
Mụn mủ là thể bệnh nặng nhất do cơ thể có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Nốt mụn có tình trạng đau, chứa nhiều dịch mủ. Khu vực thường thấy là cẳng chân và bàn chân, có dấu hiệu sưng hạch ở vùng bệnh.
Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
Bạn cần nhanh chóng làm sạch cơ thể cho trẻ thông qua việc dùng nước thuốc tím pha loãng 1/10.000. Bạn cũng có thể sử dụng nước lá chè xanh đun sôi để nguội và tắm cho trẻ. Sau đó, hãy sử dụng các thuốc sát trùng là betadine hoặc dung dịch thuốc màu methylen tẩm vào bông và bôi lên khu vực da bị tổn thương.
Nếu áp dụng cách trên trong vài ngày nhưng không mang lại hiệu quả, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh kịp thời.
Một số thuốc thường được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh chốc lở cho trẻ em là:
– Trường hợp trẻ bị chốc nhẹ thì cha mẹ nên làm sạch tổn thương vùng da chốc với dung dịch NaCl 0,9 %, thuốc tím 1/10.000.
– Sử dụng mỡ hoặc kem bôi kháng sinh ngày 2 lần.
– Khi thương tổn lan nhanh và có nguy cơ biến chứng thành viêm cầu thận, cần nhanh chóng sử dụng kháng sinh toàn thân như kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, penicillin bán tổng hợp, macrolid,…
– Khi trẻ có triệu chứng ngứa hãy sử dụng kháng sinh Histamin như Phenergan, Loratadin…Khi bị chốc kháng thuốc bắt buộc trẻ phải điều trị theo kháng sinh đồ.
Khi điều trị chốc lở cho trẻ cần theo dõi thường xuyên quá trình điều trị. Nếu có biến chứng bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức.