Có một miền quê mà cách đây hàng nghìn năm đã sản sinh ra những làn điệu dân ca làm say đắm lòng người. Nghe một lần lại muốn nghe nữa, nghe nữa là lại muốn ở lại nghe mãi không thôi (nghe nhạc quan họ). Người nghe bị mê hoặc bởi những giọng hát ngọt ngào, tình tứ của những con ngời sinh ra và lớn lên cũng những câu dân ca quan họ quê mình. Sau mỗi vụ mùa bận rộn hay khi những hội xuân về những chàng trai đầu đội khăn xếp mặc áo the dài, quần trắng ống rộng (trang phục quan họ) và những cô gái mặc áo tứ thân nhiễu điều nép bên hoa lý muôn chùm đầu đội nón quai thao đó là các liền anh, liền chị hẹn gặp nhau trong những câu hát đối đáp giao duyên, những câu hát về quê hương đất nước. Cứ như vậy những câu hát được truyền đi truyền lại qua bao thế hệ. Người dân nơi đây đã nâng niu, nuôi dưỡng và phát triển những khúc hát đó ngày một hoàn thiện hơn.
Dân ca quan họ bắc ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt(Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra.
Dân ca quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân,mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ,ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng : Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có 3 hình thức chính :Hát canh,hát thi lấy giải,hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ,tục “ngủ bọn”. Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.
Dân ca quan họ Bắc Ninh là hát đối đáp nam nữ. Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân ca quan họ trong lịch sử. Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước.
Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực.
Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.
Quan họ có các hình thức: hát thờ, hát hội, hát thi lấy giải, hát canh. Hát canh giữa bọn quan họ làng sở tại và bọn khách, ngoài bài Mời nước, Mời trầu, là 3 chặng hát: giọng Lề lối, giọng Vặt, giọng Giã bạn.
Hát quan họ là hình thức hát đôi đồng giọng: người hát dẫn, người hát luồn, hát đối đáp dẫn giọng, luồn giọng một cách điêu luyện. Giọng của hai người hát cặp với nhau phải tương hợp đến mức hai giọng trở thành một để tạo ra một âm thanh thống nhất. Có 4 kỹ thuật hát quan họ là: nền, rền, vang, nảy. Hát quan họ không chỉ đòi hỏi hát tròn vành, rõ chữ, mượt mà, duyên dáng, bằng nhiều kỹ thuật như: rung, ngân, luyến, láy mà còn phải hát nảy hạt. Kỹ thuật nảy hạt của các nghệ nhân quan họ tuy có nét chung với lối hát chèo và ca trù nhưng lại rất riêng, khó lẫn. Tùy theo theo cảm hứng và thị hiếu của người hát, những hạt nảy có thể lớn nhỏ về cường độ.
Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca, lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi,ư hư, a ha v.v…
Dân ca quan họ chủ yếu là nghệ thuật phổ lời ca dao và thơ. Nghệ thuật này đòi hỏi phải sử dụng những tiếng phụ, lời phụ bên cạnh những tiếng chính, lời chính nhằm làm cho tiếng hát trôi chảy, bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm cho lời ca them phong phú, linh hoạt, tăng cường tính nhạc của bài ca, phát triển giai điệu, làm cho âm nhạc của bài ca trở nên sinh động, bố cục trở nên hợp lí. Không dung tiếng phụ, lời phụ, lời ca dễ đơn điệu, mất cân đối.
Khi hát họ sử dụng những thể thơ và ca dao nhất định của người Việt, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp. Lời các bài ca quan họ đều là những câu thơ, ca dao được trau chuốt, từ ngữ trong sang, mẫu mực. Những bài ca quan họ được sang tạo ngẫu hứng trong các kỳ hội làng, hoặc ứng tác ngay trong một canh tác, một cuộc thi trang giải của lang. Nội dung các bài ca thể hiện các trạng thái tình cảm của con người: nhớ nhung, buồn bã khi chia xa, sự vui mừng khi gặp lại của những người yêu nhau, mà không được cưới nhau theo quy định của những tập quán xã hội bằng một ngôn ngữ giàu tính ẩn dụ.
Muốn đi hát quan họ phải có bọn: bọn nam hoặc bọn nữ.Trong một làng quan họ thường có nhiều bọn quan họ nam, nữ. Họ tữ nguyện rủ nhau thành bọn. Mỗi bọn quan họ thường có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự chị Hai, Ba, Tư, Năm hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm. Cũng có bọn quan họ có tới anh Sáu, chị Sáu. Nếu số người đông tới 7,8 người thì có thể đặt tên anh Ba, Tư (bé), chị Ba, Tư (bé) v.v…mà không đặt anh Bảy, Tám, chị Bảy, Tám. Trong các sinh hoạt quan họ, các thành viên của bọn quan họ không gọi nhau bằng tên thật mà gọi theo tên đặt trong bọn. Tuy xưng hô theo thứ tự nhưng bọn quan họ luôn sống bình đẳng, thương yêu nhau.
Dân ca quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một môi trường văn hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán kết chạ giữa các làng quan họ. Trong 44 làng quan họ cổ của tỉnh Bắc Ninh đã có 33 cặp kết chạ, chiếm gần 80% trong tổng số các làng quan họ. Tục kết chạ ở các làng quan họ khác biệt với tục kết chạ ở các địa phương khác trong vùng châu thổ Bắc Bộ. Đó là sự kết chạ bằng một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian. Từ tục kết chạ, trong các bọn quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ. Mỗi bọn quan họ của một làng đều kết bạn với một bọn quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã kết chạ, trai gái trong các bọn quan họ đã kết bạn không được cưới nhau. Không chỉ ca hát, họ còn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khi gia đình mỗi người trong bọn có việc hiếu, việc hỉ. Với họ, Quan họ là một thành tố không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Khác biệt của Dân ca quan họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca ở Việt Nam trong việc truyền dạy là tục ngủ bọn. Sau một ngày lao động, đêm đến, bọn quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 16, 17 tuổi thường rủ nhau ngủ bọn nhà ông/bà Trùm để học câu, luyện giọng: phải học đủ lối, đủ câu, luyện giọng sao cho vang, rền, nền, nảy, tập nói năng, ứng xử, giao tiếp và phải biết đặt câu, bẻ giọng, ứng đối kịp thời. Yêu cầu đặt với tục ngủ bọn là liền anh/liền chị phải ghép và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát.
Năm 1969, Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh ra đời nhằm phổ biến quan họ một cách rộng rãi. Nghệ sĩ của Đoàn áp dụng những phẩm chất về lời ca và giai điệu của quan họ nhưng lời ca được đơn giản hóa, nhịp nhanh hơn và có nhạc đệm để diễn ở sân khấu. Mặt khác, ở các làng, cộng đồng vẫn lưu truyền, bảo tồn Dân ca Quan họ cổ.
Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Miếng trầu của người quan họ có hai loại: giầu têm cánh phượng và giầu têm cánh quế. Cơm quan họ dung mâm đan, bát đàn, các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng, nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dung thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.